Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020
8:57 | 11/07/2024
BỘ CÔNG AN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 149/2020/TT-BCA |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 136/2020/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 11 NĂM 2020 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
Thông tư này quy định một số nội dung trong công tác phòng cháy, chữa cháy, gồm: Hồ sơ quản lý, nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy; khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao; phân cấp quản lý về phòng cháy và chữa cháy; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; phê duyệt, thực tập phương án chữa cháy; hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố; thành lập đội phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành; nội dung, thời lượng bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục biểu mẫu sử dụng trong công tác phòng cháy và chữa cháy:
1. Phiếu chiến thuật chữa cháy (Mẫu số 01).
2. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số 02).
3. Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số 03).
Điều 4. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy
1. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) do người đứng đầu cơ sở lập, lưu giữ, gồm:
a) Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có);
b) Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có); văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ;
c) Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
d) Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (nếu có);
đ) Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;
e) Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
g) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
h) Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
i) Tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có);
k) Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
l) Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP .
2. Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gồm các nội dung quy định tại điểm a, đ, e, g, h và điểm k khoản 1 Điều này.
3. Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Điều 5. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy
1. Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của cơ sở và gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra.
2. Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
3. Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm:
a) Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng, các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, khí đốt hóa lỏng, hóa chất dễ cháy, nổ;
b) Biển báo khu vực có nguy hiểm về cháy, nổ;
c) Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn; biển chỉ vị trí trụ, cột, bể, bến lấy nước chữa cháy.
4. Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879:1989 Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo.
5. Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.
Điều 6. Khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao
Khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao là khu dân cư quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP khi có một trong những tiêu chí như sau:
1. Có làng nghề sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ.
2. Có tối thiểu 20% hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hóa chất dễ cháy, nổ trên tổng số nhà ở hộ gia đình.
3. Có cơ sở chế biến, sản xuất, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ; cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Điều 7. Phân cấp quản lý về phòng cháy và chữa cháy trong Công an nhân dân
Giám đốc Công an cấp tỉnh căn cứ bộ máy tổ chức, biên chế, địa bàn, số lượng cơ sở theo danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP để quyết định phân cấp quản lý về phòng cháy và chữa cháy cho Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh quản lý đối với phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn và các loại hình cơ sở sau: Trụ sở cơ quan hành chính cấp tỉnh trở lên; cơ sở, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp nằm trên 02 địa bàn hành chính cấp huyện trở lên và cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phù hợp với yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy. Việc quản lý về phòng cháy và chữa cháy các cơ sở còn lại của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP do Công an cấp huyện thực hiện.
Điều 8. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP căn cứ vào điều kiện, thực tế hoạt động và yêu cầu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình. Nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP tương ứng với từng loại hình.
2. Kết quả kiểm tra phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:
a) Phạm vi được kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
b) Ghi nhận và đánh giá các điều kiện không bảo đảm dẫn đến nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy (nếu có), đề xuất các biện pháp khắc phục, xử lý nguy cơ mất an toàn, vi phạm về phòng cháy và chữa cháy;
c) Các nội dung khác có liên quan (nếu có).
3. Báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ sở quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gửi cơ quan Công an quản lý trực tiếp gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Kết quả tự kiểm tra duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy;
b) Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền;
c) Các nội dung khác (nếu có).
Điều 9. Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy
1. Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy
a) Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;
c) Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của nhiều lực lượng Công an trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý;
đ) Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở được phân cấp quản lý;
e) Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở được phân cấp quản lý;
g) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án chữa cháy của khu dân cư thuộc phạm vi quản lý; người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý; chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền quy định tại các điểm đ, e và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm g khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, phê duyệt và lưu 01 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
2. Phương án chữa cháy của cơ quan Công an sau khi được phê duyệt theo quy định, đơn vị trực tiếp xây dựng phương án có trách nhiệm xây dựng Phiếu chiến thuật chữa cháy theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và sao gửi cho cơ quan Công an có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án.
Điều 10. Thời hạn thực tập phương án chữa cháy
1. Phương án chữa cháy của cơ sở quy định tại điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP phải được tổ chức thực tập ít nhất một lần một năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương. Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập.
2. Phương án chữa cháy của cơ quan Công an quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP được tổ chức thực tập khi có yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy. Trước khi tổ chức thực tập phương án, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi tổ chức thực tập trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc và gửi yêu cầu huy động lực lượng, phương tiện cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động tham gia thực tập phương án trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc.
Điều 11. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố
1. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, gồm: Cơ sở dữ liệu về phòng cháy và chữa cháy; cơ sở hạ tầng thông tin.
2. Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, gồm: Thông tin báo sự cố (cháy, tai nạn; báo lỗi của hệ thống, thiết bị báo cháy), tình trạng hoạt động của hệ thống phòng cháy, chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở; đặc điểm của cơ sở có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; lực lượng, phương tiện, hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ sở; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; việc thực hiện quy định về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng; phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ; tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn của cơ sở; những thay đổi của cơ sở có liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các thông tin khác có liên quan đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ sở.
3. Cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm: Các thiết bị (máy chủ, thiết bị phần cứng, hệ thống kết nối) trang bị tại cơ quan Công an ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; thiết bị truyền tin báo sự cố trang bị tại cơ sở; phần mềm lưu trữ, xử lý thông tin cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy từ các cơ sở đến cơ quan Công an và giữa cơ quan Công an các cấp.
4. Kết nối, truyền dẫn dữ liệu, thông tin: Thông tin báo sự cố của cơ sở được thực hiện thông qua thiết bị truyền tin báo sự cố và dịch vụ kết nối từ các cơ sở đến cơ quan Công an do các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền tin báo sự cố thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và các thông tin báo sự cố phải được kết nối đồng bộ với phần mềm quản lý của cơ quan Công an; phải bảo đảm yêu cầu về an ninh, an toàn và bảo mật theo quy định.
1. Cơ sở hạ tầng thông tin của hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố được đầu tư theo quy định của pháp luật, bảo đảm các nguyên tắc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công, bảo đảm quyền của các cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận và sử dụng hạ tầng phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của cơ sở thuộc diện phải cung cấp cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và lắp đặt thiết bị truyền tin báo sự cố:
a) Bố trí người có trách nhiệm cập nhật đầy đủ các thông tin về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở theo yêu cầu của cơ quan Công an; trường hợp có thay đổi so với thông tin ban đầu thì phải cập nhật ngay những thông tin thay đổi; chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời của thông tin;